Đề bài: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh đất nước ở hai khổ thơ sau trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ Văn 9, Tập 2)
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả: Thanh Hải một nhà thơ luôn trung thành với chất giọng nhẹ nhàng, đằm thắm đậm chất Huế trong các sáng tác của mình. Ông đã có công lớn trong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam.
– Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ tiêu biểu cho sáng tác của ông. Tác phẩm được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, nhằm thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước thiết tha và những ước nguyện chân thành của tác giả.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hai khổ thơ đầu của bài đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, trong sáng, khung cảnh đất nước tràn đầy khí sắc khi mùa xuân về.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu khái quát về đoạn thơ
– Vị trí: Hai khổ thơ đã mở đầu cho một bài ca về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, con người.
– Nội dung: Khắc họa thành công khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh đất nước khi mùa xuân về.
2. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
2.1. Khung cảnh thiên nhiên được tạo ra bằng những nét bút chấm phá
+ Hình ảnh: dòng sông, bông hoa, chim chiền chiện, giọt long lanh rơi → là những hình ảnh đẹp, gợi cảm, tạo được không khí mùa xuân của đất trời.
+ Sắc màu: xanh, tím
+ không gian: Được mở ra từ dòng sông tới bầu trời.
+ Sức sống căng tràn của mùa xuân: Được diễn tả qua việc sử dụng biện pháp tư từ đảo ngữ đưa từ “mọc” lên đầu cậu, kết hợp với việc sử dụng các động từ như “mọc”, “rơi”, “hót” nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho bức tranh.
→ Bức tranh mùa xuân không tĩnh mà vận động sinh sôi, nảy nở, bung tỏa sức sống.
– Đó là bức tranh rộn rã, vui tươi
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện được sử dụng với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có tác dụng làm cho cảnh vật trở nên trong trẻo thanh khiết.
+ Âm thanh còn làm cho không gian của bức tranh được mở rộng từ mặt nước tới bầu trời, tạo nên sự khoáng đạt cho bức tranh xuân.
Tất cả đã tạo nên một bức tranh xuân tươi mới, căng tràn nhựa sống và rất đỗi bình yên. Tình yêu cuộc sống trong hồn nhà thơ cũng hiện hữu rõ ràng hơn.
* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất trời
– Cảm xúc trìu mến, thiết tha: Các tiếng “ơi, chỉ mà” được nhân hóa khiến nhà thơ có thể trò chuyện được với tiếng chim chiền chiện. Cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, hơn cả là cảm nhận bằng cả tâm hồn, mở rộng lòng mình để hòa hợp với thiên nhiên.
– Thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của xuân đất trời, thể hiện qua động từ “hứng”.
=> Bức tranh xuân tuyệt đẹp và tâm hồn nhạy cảm, tinh tế yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của nhà thơ.
2.2. Bức tranh mùa xuân của đất nước
– Mùa xuân của con người:
+ Nhà thơ sử dụng điệp từ “mùa xuân” gắn với hai hình ảnh: người lính và người nông dân → gợi liên tưởng đến hai nhiệm vụ, chiến đấu và sản xuất → tạo ra những nguồn “lộc” cho đất nước
“lộc”
vừa để chỉ những cành lá ngụy trang, chỉ mầm xanh của nương mạ vừa ẩn dụ cho sự sinh sôi, nảy nở, may mắn và tốt lành.
+ Nhà thơ bộc lộ được tình yêu mến, niềm tự hào về những con người đã góp phần làm nên diện mạo của đất nước.
Những con người bình dị đã mang đến lộc xuân vĩnh cửu cho dân tộc.
Không khí của đất nước khi vào xuân: Điệp từ “tất cả” cùng các từ láy tượng hình “hối hả”, tượng thanh “xôn xao” đã tái hiện không khí hối hả, vội vã, khẩn trương, không ngừng nghỉ trên khắp đất nước.
→ Đất nước khi vào xuân bỗng trở nên náo nức, hồ hởi, hăm hở và nhựa sống căng tràn trong mỗi con người.
3. Đánh giá khái quát
– Thể thơ năm chữ gần với làn điệu dân ca, âm hưởng thơ trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết làm cho điệu thơ như điệu hồn của con người;
– Hình ảnh thơ giản dị, trong sáng mà vẫn giàu ý nghĩa biểu tượng;
– Giọng thơ tha thiết, kết hợp với các điệp từ, ẩn dụ đã diễn tả được tâm trạng vui say của tác giả và làm bật lên được bức tranh của thiên nhiên và đất nước khi mùa xuân về.
III. Kết bài:
– Đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của Thanh Hải tha thiết yêu đời và yêu cuộc sống.
– Từ đoạn thơ mỗi người sẽ thấy lạc quan, yêu đời, chan hòa với thiên nhiên hơn, đồng thời ý thức quan tâm đến đất nước trong chúng ta cũng được tăng lên.
🔻 Xem thêm:
- Cảm nhận ước nguyện của nhà thơ trong “Mùa xuân nho nhỏ” và “Viếng lăng Bác”
- Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam trong hai đoạn thơ “Đoàn thuyền đánh cá” và “Mùa xuân nho nhỏ”
- Cảm nhận điều tác giả muốn nhắn nhủ qua 2 đoạn trích “Mùa xuân nho nhỏ” và “Nói với con”
- Phân tích khổ 4,5 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Tình yêu cuộc sống và ước nguyện cống hiến chân thành, tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho nhỏ”