Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trích "Hai đứa trẻ" - Thạc Lam

Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trích "Hai đứa trẻ" - Thạc Lam

Đề:

“Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, định gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:

– Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.

Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

Chị kê xong chõng ghế, dịch ngọn đèn Hoa Kỳ lại để ngồi têm trầu, còn thằng cu thì loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè. Lúc bấy giờ chị mới ngẩng lên nói chuyện với Liên:

– Còn cô chưa dọn hàng à?

Liên giật mình, kêu khẽ: “Chết chửa!”, rồi đứng dậy giục em:

– Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ mắng chết.

An đáp:

– Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chị ạ. Mẹ còn bận làm gạo cơ mà.

Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn hễ cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải ngồi nhìn phố quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi – là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình. Mẹ Liên giao cho Liên trông coi – bà còn bận làm hàng xáo – và buổi tối thì hai chị em cùng ngủ đây để trông hàng.

(Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, 1938)

Thực hiện yêu cầu:

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong đoạn trích trên.

Mở bài

– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

– Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề

Thân bài

– Bức tranh đời sống của phố huyện được gợi lên:

+ Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị,..

+ Con người: mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh sau phiên chợ tàn; mẹ con chị Tí nghèo khổ, cầm cự sống qua ngày; chị em Liên tuổi thơ gắn liền với của hàng tạp hoá, đã phải mưu sinh → Kiếp người tàn.

– Bức tranh phố huyện gợi lên sự tàn lụi, nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại.

– Đánh giá chung:

+ Nội dung : Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn gợi hiện thực xã hội những năm 1930-1945; thể hiện niềm xót thương, cảm thông của nhà văn → Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả.

+ Nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh mà thấm thía; lời văn bình dị, tinh tế; cốt truyện đơn giản, chỉ là một lát cắt nhỏ của đời sống nhưng tạo nên ấn tượng sâu sắc → Truyện ngắn trữ tình.

Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề

Bài văn tham khảo

Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn (1938). Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về. Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế.

Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ra, cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.

Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày bán với một hi vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hàng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cáo chõng sắp gãy… Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.

Chất thơ tỏa ra từ cảnh vật quê hương: không gian chiều là không gian quen thuộc, cảnh bình dị nhưng giàu sức gợi. Mùi vị quê hương hiện lên chân thực và thú vị. Chất thơ còn tỏa ra trong cách tác giả miêu tả hồn người, tác giả tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.

Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn mỏi là tư tưởng nhân đạo của tác giả. Đó là lòng yêu nhân ái, nỗi day dứt trước những cuộc đời đơn điệu, nặng nề. Là tâm hồn tinh tế, đồng cảm với nỗi khổ và khao khát ánh sáng của họ.

Exit mobile version