Site icon Lớp Văn Cô Thu

Dàn bài chi tiết Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Dàn bài chi tiết Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Dàn bài chi tiết Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập II)

I –  Mở bài

Tác giả Hữu Thỉnh:

+ Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ;
+ Thơ ông trong sáng, sâu lắng, ấm áp tình người và giàu suy tưởng

Tác phẩm: 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
Vấn đề nghị luận: Đoạn thơ là cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của đất trời trong thời khắc giao mùa.

II – Thân bài

1. Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời (khổ 1)

a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình.

“Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc.
– Động từ“phả”: toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương đậm đặc, quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian.
– “Sương chùng chình”: từ láy + nhân hóa: sương giăng mắc nhẹ nhàng trôi, “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng chuyển sang thu. Hạt sương sớm như cũng có tâm hồn.
=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện

b. Cảm xúc của nhà thơ

– “bỗng”: sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước những phát hiện thú vị, báo hiệu thu về,
“hình như”: Cảm giác mơ hồ, một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chưa thật rõ ràng trong cảm nhận
=> Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

2. Hình ảnh thiên nhiên sang thu:

– Dòng sông “dềnh dàng”: nhân hóa: trôi một cách lững lờ, hiền hòa, thong thả gợi lên vẻ đẹp êm dịu của mùa thu;
– Chim “vội vã”: nhân hóa => chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển mùa — những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.
– Mây “vắt nửa mình sang thu”: Nhân hóa + Động từ “vắt”: =>Mùa hạ và mùa thu là hai đầu bến mà đám mây là nhịp cầu vắt qua=> tinh tế, gợi cảm, lấy không gian để miêu tả thời gian
=> Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình.

III – Kết bài

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi, độc đáo và mới lạ, giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.
– Nội dung nhà thơ đã thể hiện những cảm nhận tinh tế về những biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu, ẩn trong đó là tình yêu tha thiết mà tác giả dành cho quê hương xứ sở của mình.

Exit mobile version