Đề bài: Cảm nhận về lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ qua đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
I – Mở bài
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích (dẫn thơ)
* Khái quát chung
– Hai khổ cuối là nốt nhạc du dương, trầm bổng, réo rắt, thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình cho đất nước.
II – Thân bài
a. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng
Khung cảnh và không khí: ngưng kết cả thời gian, không gian:
+ ẩn dụ “giấc ngủ bình yên”: nghỉ ngơi thanh thản.
+“vầng trăng sáng dịu hiền”: gợi tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao và những vần thơ ngập ánh trăng của Người
→ trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí nhân cách Hồ Chí Minh.
+ “Trời xanh” hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng; ẩn dụ: Bác vẫn còn mãi, hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc.
+ “Nhói”: biểu cảm trực tiếp: nỗi đau đột ngột quặn thắt; uất nghẹn không nói thành lời => nỗi đau riêng tác giả cũng là của dân tộc. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà”: mâu thuẫn trong tình cảm và lí trí;
b. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác
– “Mai về…. nước mắt” như một lời giã biệt.
– Lời nói giản dị, diễn tả tình cảm sâu lắng.
+ “trào” cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ → tâm trạng của tác giả mà cũng là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
+ Điệp ngữ “muốn làm” đi kèm các hình ảnh đẹp của thiên nhiên “con chim”, “đóa hoa”, “cây trẻ” ước muốn tha thiết, mãnh
liệt.
+ Ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”: kết cấu đầu cuối tương ứng, mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.
+ Ấn dụ “cây tre trung hiếu”: lòng kính yêu, trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã chọn. Đó là lời hứa thủy chung của nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
c. Nghệ thuật
– Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
– Thể thơ tự do: Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.
– Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
III – Kết bài
Bài thơ “Viếng lăng Bác” làm rung động lòng người bởi tấm lòng bình dị nhưng cao quý mà những người con miền Nam dành cho Bác. Đoạn thơ là một niềm xúc động vô bờ bến, niềm tôn kính thiêng liêng, cao quý của người con miềm Nam dâng cho Bác. Đó cũng là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
🔻 Xem thêm: