Site icon Lớp Văn Cô Thu

Cảm nghĩ về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương

1,Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của văn bản, nội dung chính của văn bản.

Hạ Tri Chương là một trong muôn vì tinh tú của thơ Đường, là bạn vong niên của nhà thơ Lí Bạch. “Hồi hương ngẫu thư” là một bài thơ hay và nổi tiếng của ông viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê sau mấy chục năm trở về.

2, Thân bài:

 “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”

Câu thơ tác giả kể khái quát quãng đường dài xa quê bằng phép tiểu đối: Xa quê từ lúc còn trẻ, mãi đến lúc già mới được về thăm quê. Sự xa cách đó là gần cả một đời người. Đó là điều tất yếu trong đời của mỗi con người muốn cống hiến và hi sinh cho dân, cho nước. Với Hạ Tri Chương thì thành đạt nhưng vẫn phảng phất nỗi sầu “li gia”.

“Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.”

Câu thơ là lời nhận xét, cho dù tóc mai đã rụng nhưng giọng nói của quê hương vẫn không hề thay đổi. Chi tiết “ giọng quê không đổi” là một biểu hiện cảm động về tấm lòng không đổi gắn bó với quê hương. Bởi giọng quê chính là tâm hồn, là bản sắc văn hóa, là cội nguồn của mỗi người con yêu quê hương, gắn bó với quê cha đất tổ.

Hai câu thơ đã cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về một tình yêu quê hương bền chặt, giúp ta hiểu sâu hơn nữa về tình yêu và sự gắn bó với que hương qua giọng nói, tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng trân trọng.

Gặp nhau mà chẳng biết nhau,

Trẻ cười hỏi: “ Khách từ đâu đến làng?

Tác gải đã ghi lại một nghịch lý trong cuộc đời: trở về quê hương của mình lại trở thành khách lạ. Câu hỏi hồn nhiên của trẻ con đã để lại trong nhà thơ bao nỗi buồn. Tình yêu quê hương lúc này nồng nàn và xót xa hơn bất cứ lúc nào. Hóa ra tác giả đã xa quê quá lâu rồi. Người của quê hương vô cùng xa lạ về ông. Sự kiện bất ngờ đó giống như một giây đàn bật lên cảm xúc thành bài thơ yêu quê hương tha thiết. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương thật thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành, son sắt và thuỷ chung.

Ta về quê ta, về nơi chôn rau cắt rốn của ta sao lại gọi là li khách? Nỗi buồn trong cảm giác bị quên lãng quả là một nỗi buồn da diết. Cái hay, độc đáo của thơ Đường đó là tác giả mượn tiếng cười để thể hiện tâm trạng bùi ngùi, xót xa cho cuộc đời của mình.

3, Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Có yếu tố tự sự kết hợp với biểu cảm. Ngôn ngữ hóm hỉnh, sử dụng phép đối tài tình, sự thay đổi nhịp điệu, giọng điệu bài thơ . Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đằm thắm thiết tha của con người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ.

 

 

Exit mobile version