I. Khái niệm:
1.Đoạn văn:
Đoạn văn bắt đầu bằng một chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng |dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn trình bày một ý hoàn chỉnh.
2. Văn nghị luận:
Văn nghị luận là thể văn dùng để bàn luận về một vấn đề nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe hiểu, tin, đồng tình hoặc làm theo những điều người viết (người nói) đề xuất.
3. Nghị luận xã hội:
Nghị luận xã hội là thể văn dùng để bàn luận về những vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, tư tưởng, đạo lí
4. Tư tưởng đạo lí:
Tư tưởng đạo lý là vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người, ứng xử trong xã hội.
5. Nghị luận về tư tưởng đạo lí:
Nghị luận về tư tưởng đạo lí là bàn luận về vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người, ứng xử trong xã hội( đức tính khiêm tốn, lạc quan, tấm gương vượt lên số phận, đạo lý uống nước nhớ nguồn, lối sống ích kỉ hưởng thụ…)
II. Bố cục bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Mở bài
Dẫn dắt -giới thiệu vấn đề
Dẫn dắt từ hiện thực đời sống hoặc câu thơ, câu danh ngôn có nội dung gắn với tư tưởng.
Nếu tư tưởng, đạo lí
Ghi lại câu nói hoặc vấn đề tư tưởng trong đề bài
Thân bài
Giải thích tư tưởng
– Giải thích từ ngữ; nêu nội dung câu nói.
Bàn luận
– Nêu biểu hiện tư tưởng
– Phân tích, vai trò, ý nghĩa của tư tưởng (Vì sao?Tại sao?)
Nếu phản đế, lật lại vấn đề.
– Bài học nhận thức và hành động
– Bài học nhận thức: khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng. Bài học hành động: rút ra hành động cụ thể cho bản thân
Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề,liên hệ
– Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
III. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí:
1.Các lỗi thường gặp:
– Xác định không đúng nội dung bàn luận
– Viết câu rườm rà, quá nhiều yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực.
– Dẫn chứng quá ít hoặc quá nhiều; chung chung, mang tính chủ quan, thiếu thực tế hay không có.
– Liên hệ quá máy móc, khuôn mẫu, chưa định hướng được hành động cụ thể.
– Thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn.
– Có dấu hiệu tách đoạn.
2. Yêu cầu chung:
a.Nhận diện đề:
– Xác định đúng dạng đề : Bàn về một vấn đề mang tính khái quát hay bàn về một khía cạnh của vấn đề.
– Xác định đúng cách diễn đạt trong đề: theo lối trực tiếp hay gián tiếp.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận (chủ đề):
– Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần bàn luận.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
– Cần phát triển vấn đề cần nghị luận thành các ý cụ thể, chi tiết.
– Các ý cần được sắp xếp, trình bày một cách logic, chặt chẽ, khoa học, có trọng tâm, tránh lan man, xa đề.
d. Lựa chọn cách trình bày đoạn văn:
Các cách trình bày đoạn văn:
– Đoạn văn diễn dịch: Khái quát đến cụ thể, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
– Đoạn văn quy nạp: Cụ thể đến khái quát, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
– Đoạn văn Tổng- Phân- Hợp: Khái quát- cụ thể -Tổng hợp. Câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn văn.
– Đoạn văn móc xích: Các ý đan xen, câu sau thường lặp một số từ ngữ ở câu trước.
– Đoạn văn song hành: Các ý song song nhau, mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, các câu triển khai nội dung song song nhau, không bao chứa nhau.
3. Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí:
a. Về hình thức
Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ (không có dấu hiệu tách đoạn).
b. Về nội dung:
Mở đoạn
– Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận (tóm tắt sự việc, dẫn dắt được ý kiến, nhận định…)
Thân đoạn
– Giải thích ngắn gọn vấn đề cần nghị luận (nếu cần) (1-2 dòng).
– Đánh giá, luận giải vấn đề bằng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí.
– Mở rộng vấn đề (phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược, đề cao hoặc chỉ ra mặt hạn chế của tư tưởng), liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.(3-4 dòng).
Kết đoạn
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận
IV. Phân biệt sự khác nhau giữa bài văn với đoạn văn:
Bài văn
Bố cục
3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; Tách thành nhiều đoạn rõ ràng.
Chủ đề cân bàn luận: Triển khai thành hệ thống nhiều luận điểm, luận cứ.
Liên kết: Liên kết giữa câu với câu trong đoạn văn; liên kết đoạn văn với đoạn văn trong văn bản.
Đoạn văn
Bố cục: 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn,Kết đoạn
Không có dấu hiệu tách đoạn.
Chủ đề cân bàn luân :Tập trung sâu vào một luận điểm.
Liên kết: Liên kết giữa câu với câu trong đoạn văn.
V. Luyện tập
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
– Dạng đề: Bàn về một vấn đề mang tính khái quát
– Cách diễn đạt: Trực tiếp
– Nội dung bàn luận: Tình mẫu tử – Triển khai vấn đề nghị luận:
+ Giải thích: Tình mẫu tử là gì?
+ Biểu hiện: Tình mẫu tử được biểu hiện như thế nào? + Ý nghĩa: Tình mẫu tử có ý nghĩa ra sao?
a. Mở đoạn:
Tình mẫu tử là loại tình cảm thiêng liêng, có vị trí đặc biệt quan trọn
b. Thân đoạn
– Giải thích: Tình mẫu tử là tình thương yêu, sự hi sinh, bao dung, chở che của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.
– Biểu hiện: Từ những ngày ấu thơ hay khi khôn lớn mẹ luôn ở bên; mẹ dành cả đời lo cho con, mong con trưởng thành (Dẫn chứng).
– Ý nghĩa: Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống; làm cuộc đời ấm áp hơn.
– Phê phán: Những người mẹ nhẫn tâm; lợi dụng tình mẫu tử hành hạ con và những đứa con tệ bạc với cha mẹ.
– Bài học nhận thức và hành động: Trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử.
– Có những hành động, việc làm thiết thực, cụ thể đáp đền tình cảm của mẹ dành
cho mình.
c. Kết đoạn:
Khẳng định ý nghĩa của tình mẫu tử.