I. Tìm hiểu chung
- Tác giả Nguyễn Thiếp (sgk)
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ
Trích trong bài tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung năm 1791
b. Thể loại và PTBĐ
Thể loại : tấu
PTBĐ (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ) : Nghị luận, biểu cảm
Kiểu văn bản: Nghị luận
c. Thể loại tấu
Tấu là một văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, bày tỏ ý kiến, đưa ra một đề nghị.
Tấu có thể viết bằng xuôi, văn biền ngẫu hoặc văn vần
d. Bố cục
P1: Từ đầu à tệ hại ấy: bàn về mục đích chân chính của việc học & phê phán việc học sai lầm
P2: Tiếp à chớ bỏ qua: bàn về việc học
P3: Còn lại: Tác dụng của việc học
II. Phân tích văn bản
- Mục đích chân chính của việc học & phê phán việc học sai lầm
Để chỉ ra mục đích chân chính của việc học, tác giả đã đưa ra một câu châm ngôn : “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.
+ Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh rất giàu sức biểu cảm để khẳng định mục đích của việc học: người không học cũng như viên ngọc không được mài giũa và viên ngọc mà không được mài giũa thì không thành đồ vật, thành đồ bỏ đi, con người không học thì không biết đạo, không biết lẽ ứng xử, cách làm người.
+ Phép so sánh làm cho khái niệm học trở nên dễ hiểu, có sức thuyết phục.
Như vậy, qua câu châm ngôn, tác giả đã khẳng định mục đích chân chính của việc học là để làm người
Đồng thời với việc chỉ ra mục đích chân chính của việc học, tác giả cũng phê phán việc học sai lầm:
+ Lối học chuộng hình thức, không hiểu nội dung
+ Học để mưu cầu danh lợi, để có danh tiếng, được trọng vọng, được hưởng lộc, nhàn nhã…
Hậu quả của lối học lệch lạc: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, người trên, kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, không thực chất à dẫn đến cảnh nước mất nhà tan
2. Bàn về cách học
Từ những phân tích ở trên, tác giả đã đi đến khẳng quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
– Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường học, mở rộng thành phần người học , tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
– Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng.
– Phương pháp học đúng đắn:
+ Học từ thấp đến cao, tuần tự tiến lên
+ Học rộng, hiểu sâu rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm
+ Học đi đôi với hành, học không chỉ để biết mà còn để làm.
Tác dụng của việc học
– Tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, người tốt nhiều
– Triều đình vững mạnh, thiên hạ thịnh trị, đất nước thái bình
Kết luận: Mong được vua xem xét và ban lệnh thực thi
III. Tổng kết