Site icon Lớp Văn Cô Thu

Bài văn phân tích đánh giá về đoạn trích Quê mẹ của Thanh Tịnh

Bài văn phân tích đánh giá về đoạn trích Quê mẹ của Thanh Tịnh

Bài văn phân tích đánh giá về đoạn trích Quê mẹ của Thanh Tịnh

I. Mở bài

– Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

– Ý kiến cá nhân người viết với hiện tượng/vấn đề

II. Thân bài

– Nhan đề và lời đề từ của truyện có thể gợi ra những suy nghĩ như: Quê là nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn sinh sống, nơi gắn bó thân thương với mỗi người. Nói đến quê mẹ là nói đến nơi ta sinh ra, lớn lên, gắn bó suốt tuổi thơ, khi đi xa thì quê mẹ là nơi chốn yêu thương để ta nhớ, lúc buồn khổ ta hướng về để được chia sẻ.

– Lời đề từ của truyện là ca dao về nỗi niềm và tâm trạng của người con gái lấy chồng xa.

– Nhân vật cô Thảo trong truyện ngắn Quê mẹ được khắc hoạ qua những chi tiết cụ thể gắn với tâm trạng, hành động, cử chỉ : đêm trước khi về dỗ ông, trên đường về quê, khi về đến làng, khi về đến nhà mẹ, khi trở lại nhà chồng.

– Nhân vật cô Thảo là mẫu phụ nữ tiêu biểu cho gia đình, cô là ngươi “ít hay chữ” nhưng nặng lòng với quê hương, gia đình. Cô con dâu chăm chỉ luôn biết giữ gìn nề nếp gia phong; “cô gái có chồng về nhà mẹ” luôn nở nụ cười với hàng xóm, với những đứa em thơ cô sẵn sàng phân phát cho các em “ cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm”… Hình ảnh cô Thảo đã nói lên nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, nói lên mong ước của Thanh Tịnh về cuộc sống bình dị, chân thành, ca ngợi những con người quê hương luôn giàu tình người, tình quê.

* Qua câu chuyện, có thể rút ra những thông điệp:

Tình yêu quê hương, gia đình và nỗi nhớ quê trong lòng người con gái.

* Nhận xét về cách ửng xử của các nhân vật trong truyện ngắn Quê mẹ:

– Anh Vân hơi vô tâm nhưng yêu thương vợ.

– Mẹ chồng cô Thảo ân cần, quan tâm đến con dâu.

– Cô Thảo luôn lễ phép, khéo léo trong các mối quan hệ, thân thiện với bà con lối xóm.

– Đó là những ứng xử đẹp và rất đời thường, vừa truyền thống vừa hiện đại.

III. Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề

Exit mobile version